Điều hòa âm trần nối ống gió cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo có thể hoạt động ở trạng thái tốt nhất, tránh các lỗi vặt phát sinh.
Bài viết sau sẽ trình bày về qui trình cũng như lưu ý đặc biệt khi vệ sinh – bảo dưỡng máy lạnh nối ống gió, giúp bạn chuẩn bị trước và giám sát – nghiệm thu khi thuê dịch vụ vệ sinh.
Xem Nhanh Bài Viết
1. Khi nào cần vệ sinh điều hòa âm trần nối ống gió?
- Máy xuất hiện mùi hôi khó chịu trong quá trình hoạt động.
- Máy phát ra tiếng kêu lạ, gây ồn đến không gian sinh hoạt của người sử dụng.
- Điều hoà âm trần bị chảy nước.
- Máy bị bám tuyết.
- Bật máy nhưng thiết bị không chạy.
Nếu máy lạnh âm trần nối ống gió xuất hiện bất cứ vấn đề nào bên trên, hãy gọi ngay tới trung tâm bảo hành chính hãng để được tư vấn khắc phục.
2. Qui trình vệ sinh điều hòa trần nối ống gió
2.1. Chuẩn bị ban đầu
Hệ thống điều hòa âm trần nối ống gió là loại máy có công suất BTU lớn, nên trước khi tiến hành vệ sinh thì kỹ thuật viên sẽ phải ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
Các dụng cụ cần thiết cho việc vệ sinh:
- Thang xếp.
- Máy xịt rửa áp lực cao.
- Khăn lau và các dụng cụ tháo lắp.
- Dung dịch vệ sinh máy lạnh chuyên dụng.
- Một số vật dụng khác để đo kiểm.
2.2. Vệ sinh dàn lạnh
Vệ sinh lưới lọc
Bước 1: Tháo lưới lọc tại miệng hút và miệng thổi của máy
Đây là việc tương đối đơn giản, lưới lọc được gắn vào các hộp gió của miệng hút và muệng thổi bằng các gờ rất dễ tháo gỡ.
Bước 2: Sử dụng máy xịt rửa để vệ sinh lưới lọc
Vệ sinh lưới lọc thật kỹ và cẩn thận để đảm bảo khả năng làm lạnh của máy luôn tốt, máy hoạt động ổn định với hiệu năng cao.
Bước 3: Vệ sinh mặt nạ của 2 miệng hút và thổi
Dùng khăn ướt lau trước tiên, sau đó lau lại bằng khăn khô. Nếu mặt nạ quá bẩn thì có thể dùng thêm một ít chất tẩy rửa chuyên dụng (có tính tẩy nhẹ).
Vệ sinh dàn lạnh
Điều hòa âm trần nối ống gió được lắp ở trên trần nhà, cách duy nhất để tiếp xúc với nó là thông qua lỗ thăm trần. Do vậy, vệ sinh dàn lạnh là công đoạn khó khăn và vất vả nhất.
Tuy nhiên, rất khó để tiếp xúc mọi ngóc ngách và góc cạnh của máy lạnh âm trần nối ống gió, bởi dàn lạnh của máy thường có kích thước lớn, nhưng các lỗ thăm trần lại có kích thước nhỏ. Do vậy, sẽ phải dùng thang xếp leo lên và tháo dỡ các bộ phận của dàn lạnh.
Bước 1: Tháo hộp gió cấp và gió hồi
Một số model sẽ được trang bị lưới lọc ở hộp gió để chặn bụi bẩn trước khi luồng khí đi vào dàn trao đổi nhiệt của máy. Nếu máy có lưới lọc thì cần tháo ra trước, sau đó tiến hành tháo hai hộp gió bằng cách dùng tua vít hoặc máy khoan cầm tay.
Bước 2: Dùng bạt che chuyên dụng che chắn toàn bộ không gian phía dưới máy
Động tác này giúp tránh làm hư hỏng trần thạch cao và các thiết bị điện xung quanh trong quá trình xịt rửa. Nước bơm xịt vào máy sẽ chảy vào bạt che, sau đó chảy xuống xô hứng nước đã được chuẩn bị trước đó.
Bước 3: Xịt rửa dàn trao đổi nhiệt của máy thật kỹ, dàn bị bám nhiều bụi bẩn là nguyên nhân khiến máy làm lạnh yếu, sau đó vệ sinh cánh quạt dàn lạnh. Trong quá trìn thực hiện phải che chắn thật kỹ phần board mạch và mô tơ quạt để tránh nước văng vào gây hư hỏng, chập mạch.
Bước 4: Vệ sinh máng thoát nước ngưng
Giúp quá trình thoát nước của máy được diễn ra thông suốt, tránh nước ứ đọng rồi phát sinh lỗi điều hòa âm trần bị chảy nước.
Bước 5: Lắp các bộ phận lại như cũ
2.3. Vệ sinh dàn nóng
Bước 1: Xịt rửa vỏ ngoài
Tháo vỏ dàn nóng, sau đó sử dụng bơm cáo áp xịt rửa dàn trao đổi nhiệt của máy. Đế máy cũng sẽ được xịt rửa vì đây là khu vực bám rất nhiều bụi bẩn, nếu không được vệ sinh sẽ gây hỏng vỏ.
Bước 2: Sau khi vệ sinh xong, tiến hành lắp các bộ phận lại như ban đầu
Lưu ý:
- Khi xịt rửa cánh quạt dàn nóng, hãy dùng tua vít để giữ cố định cánh quạt, không cho quay tự do. Vì xịt rửa với máy bơm áp lực cao sẽ làm cánh quạt quay nhanh, dễ xảy ra tình trạng nước bắn vào bên trong, dễ làm cháy mô tơ.
- Không được xịt rửa phần điện và phần máy nén của máy lạnh, nhất là đối với dòng máy lạnh âm trần nối ống gió Inverter vì rất dễ gây hư hỏng board mạch chủ.
2.4. Bơm thêm gas bổ sung nếu máy thiếu gas
Sau khi tiến hành vệ sinh, kiểm tra tình trạng vận hành của máy và áp suất gas của thiết bị. Nếu máy lạnh bị thiếu gas thì cần bơm gas bổ sung.
Quá trình nạp gas tương tự cho các loại điều hòa khác, mỗi loại máy sẽ có loại gas phù hợp nhất định. Sau khi được sự đồng ý của khách hàng, kỹ thuật viên sẽ tiến hành nạp gas máy lạnh âm trần nối gió theo quy trình chuẩn.
3. Lưu ý khi vệ sinh máy lạnh âm trần nối ống gió
Việc vệ sinh cần thợ chuyên nghiệp thực hiện
Việc vệ sinh máy lạnh âm trần nối ống gió không chỉ tốn thời gian mà còn đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và hiểu biết về cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động của loại điều hòa này.
Do vậy, người dùng phổ thông không nên tự ý vệ sinh điều hòa âm trần nối ống gió nếu chưa có kinh nghiệm. Tốt nhất là bạn nên gọi người thợ vệ sinh điều hòa chuyên nghiệp hoặc nhân viên kỹ thuật của hãng đến hỗ trợ để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chú ý an toàn lao động trong suốt quá trình vệ sinh
Cục nóng và dàn lạnh của điều hòa âm trần nói chung đều được lắp đặt ở vị trí khá cao, do vậy, khi vệ sinh điều hòa, máy lạnh âm trần nối ống gió, người thực hiện cần đảm bảo an toàn lao động cho bản thân và thiết bị để tránh xảy ra các sự cố bất ngờ nhé.
Quá trình nạp gas cho điều hòa âm trần nối ống gió cần đảm bảo đúng kỹ thuật và nên sử dụng các phụ kiện điều hòa chính hãng để đảm bảo an toàn cho người thợ trong quá trình làm việc, đồng thời tránh gây rò rỉ và thất thoát khí gas ra ngoài môi trường.
Điện máy Phương Anh là tổng kho bán lẻ điều hòa giá rẻ lớn nhất 2 miền Bắc-Nam. Với lợi thế của mô hình kinh doanh online tiết giảm được rất nhiều chi phí, chúng tôi có thể đưa sản phẩm từ nhiều thương hiệu nổi tiếng tới tay quý khách hàng với mức giá chỉ bằng 70-80% giá siêu thị. Nhưng vẫn kèm theo chế độ hậu mãi vô cùng chu đáo.
Vậy nếu có nhu cầu, xin hãy gọi ngay tới hotline của chúng tôi để được tư vấn và giao hàng ngay lập tức.
ST: điện máy siêu rẻ