Sau một thời gian sử dụng, máy lạnh Inverter không tăng tốc, làm lạnh chậm hay điều hoà không mát khiến cho người dùng vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây chúng tôi, sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến máy lạnh Inverter không tăng tốc
Xem Nhanh Bài Viết
1. Block điều hoà Inverter bị bám bẩn
Nguyên nhân:
Máy lạnh nếu hoạt động lâu ngày mà không được vệ sinh, bụi bẩn sẽ bám vào khay lọc bụi khiến lượng gió mát không được thổi ra ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, khiến máy lạnh mặc dù đã hoạt động hết công suất nhưng không khí trong phòng vẫn nóng.
Nếu bụi bẩn bám nhiều trên tấm lọc sẽ ngăn cản không khí hút qua dàn lành và sẽ không có luồng gió lạnh nào được thổi ra. Bụi bẩn không lọc cẩn thận sẽ bám trên dàn lạnh gây hỏng hóc, giảm khả năng làm mát của máy.
Cách khắc phục:
Bảo trì và vệ sinh điều hoà Inverter theo đúng định kỳ, giúp máy lạnh hoạt động ổn định ít tiêu hao điện, đồng thời giúp máy luôn mang lại không khí trong lành và mát lạnh, tránh các bệnh có liên quan đến hệ hô hấp. Vậy nên, cần vệ sinh hệ thống lọc bụi định kỳ từ 3-6 tháng để đảm bảo cho thiết bị hoạt động hiệu quả nhất.
2. Máy lạnh hết gas
Nguyên nhân:
Gas mà máy lạnh Inverter sử dụng có tác dụng hấp thụ nhiệt từ dàn lạnh và chuyển tới dàn nóng để xả nhiệt ra ngoài môi trường. Máy lạnh làm mát kém hay không lạnh là biểu hiện thiếu gas hay hết gas. Khi đó máy lạnh dù đã bật nhiệt độ thấp nhất nhưng không thấy hơi mát tỏa ra hoặc có nhưng rất yếu. Điều hòa mất gas do sử dụng lâu không được bảo dưỡng gây rò rỉ ở đường ống, vết hàn,…
Cách khắc phục:
Trong trường hợp kiểm tra điều hoà Inverter nếu thấy hết gas hoặc điều hoà bị rò rỉ gas thì bạn hãy gọi thợ hoặc trung tâm bảo hành điều hoà của hãng để được các nhân viên kỹ thuật đến để hỗ trợ.
Tham khảo: Dấu hiệu và cách kiểm tra điều hoà/máy lạnh hết hoặc thiếu gas
3. Dòng điện bị quá tải
Nguyên nhân:
Vào những ngày nắng nóng nhu cầu sử dụng điện của các gia đình tăng cao nên thường xảy ra hiện tượng điện quá tải ở nhiều khu vực. Nguồn điện yếu, không ổn định khiến lốc máy bị nóng lên, khả năng làm lạnh kém hoặc dừng hoạt động. Thậm chí một số trường hợp điện chập chờn còn gây cháy, hỏng bảng mạch bên trong thiết bị.
Cách khắc phục:
Kiểm tra nguồn điện của mình xem xét ổ điện, dây điện có đang tương thích không. Nếu không, hãy cung cấp ổ cắm điện thích hợp với dây cắm thiết bị.
Có thể sử dụng máy ổn áp hoặc ổn áp ruler để đảm bảo an toàn cho thiết bị điện. Máy ổn áp giúp ổn định điện áp luôn ở 220V/100V, đảm bảo giúp các thiết bị điện khác hoạt động tốt, bền bỉ, tăng tuổi thọ, tiết kiệm điện…
4. Lắp điều hoà Inverter trên bức tường nóng
Nguyên nhân:
Nhiều người lắp đặt máy lạnh Inverter ở trên bức tường có mặt trời chiếu vào, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng làm mát của máy. Bởi vì trước khi làm mát không khí trong phòng thì điều hòa phải làm mát tường trước, vừa tốn điện, vừa khiến máy hoạt động không hiệu quả.
Cách khắc phục:
Cần chọn những góc tường mát khi lắp đặt để máy lạnh có thể làm mát căn phòng nhanh và đạt hiệu quả cao nhất. Cần lắp đặt cục nóng tại không gian thoáng, có luồng gió lưu thông, tránh không gian chật hẹp, sát mái tôn, ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
Xem thêm: Cách lắp đặt điều hòa Inverter đơn giản
5. Kích thước phòng không phù hợp với công suất
Nguyên nhân:
Lắp đặt máy lạnh Inverter có công suất làm lạnh thấp vào những căn phòng có diện tích lớn hơn diện tích máy có thể làm mát. Đây chính là một trong những nguyên nhân khách quan để máy lạnh khó tăng tốc hay còn gọi là khó làm lạnh nhanh, hiểu quả và máy có khả năng sớm trục trặc cao hơn do phải làm việc hết công suất liên tục
Cách khắc phục:
Tham khảo gợi ý công suất máy lạnh Inverter theo diện tích phòng:
Công suất máy lạnh | Diện tích phòng |
Điều hoà Inverter 1 HP ~ 9000 BTU | Dưới 15 m2 |
Điều hoà Inverter 1.5 HP ~ 12.000 BTU | Từ 15 đến 20 m2 |
Điều hoà Inverter 2 HP ~ 18.000 BTU | Từ 20 đến 30 m2 |
Điều hoà Inverter 2.5 HP ~ 24.0000 BTU | Từ 30 đến 40 m2 |
ST: điện máy siêu rẻ